Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến tần

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU TRƯỜNG GI 03/03/2021
cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong-cua-bien-tan

Biến tần công nghiệp có cấu tạo phức tạp với các bộ phận, chi tiết như: IGBT, bộ chỉnh lưu, điện trở hãm, tuyến dẫn một chiều, bộ kháng điện xoay chiều, bộ kháng điện 1 chiều.

Khi cài đặt biến tần, khách hàng cần quan tâm đến các thông số: cài thông số của động cơ và chọn cách run/stop, cài đặt thời gian tăng tốc và thời gian giảm tốc theo yêu cầu, lựa chọn cách thức phù hợp để thay đổi thông số như: núm vặn, nút lên hoặc nút xuống, hồi tiếp PID, tín hiệu biến trở, tín hiệu 4-20mA, RS485.

Khác với suy nghĩ của nhiều người, biến tần có nguyên lý hoạt động rất đơn giản. Nó hoạt động theo:

Có thể dùng biến tần ở cả dòng điện 1 pha và 3 pha. Đầu tiên, dòng điện sẽ được lọc cũng như chỉnh lưu bằng  tụ điện và bộ chỉnh lưu cầu diode thành nguồn điện 1 chiều bằng phẳng có thể 1 pha hay 3 pha tuy nhiên đều đảm bảo tần số và điện áp luôn cố định. Cũng vì vậy mà hệ số biến tần cũng như có giá trị không bị phụ thuộc vào tải.

Điện 1 chiều sau khi tạo ra sẽ được lưu trữ trong giàn tụ điện. Nó được trải qua một quá trình tự kích hoạt để thích hợp có bộ biến đổi IGBT để tạo ra điện áp xoay chiều 3 pha thông qua một phương pháp điều chế độ rộng của xung PWM. Nói thêm về IGBT là lưỡng cực có các cổng cách điện, hoạt động giống một công tắc thông thường, để tạo ra sóng đầu ra của biến tần.

Sự thay đổi cũng như cải tiến về công nghệ bán dẫn, công nghệ vi xử lý đã giúp giảm tổn thất ở lõi sắt của động cơ, giảm tiếng ồn cho động cơ nhờ vào các tần số mạch xung thành dải tần số siêu âm.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.